1 thg 12, 2011

Tiểu học Triệu Đông - Truyền thống một mái trường

Trường tiểu học Triệu Đông là một trong những ngôi trường có bề dày thành tích “dạy tốt, học tốt”. Với tinh thần hiếu học của các thể hệ học sinh cùng với sự nỗ lực cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng người của bao thế hệ thầy cô giáo ở đây đã góp phần đưa tên tuổi của trường trở thành điểm sáng trong sự nghiệp trồng người của huyện, góp phần tô điểm thêm thành tích của ngành giáo dục đào tạo huyện nhà.
Bà Dương Thị Hải Yến – Phó chủ tịch UBND huyện trao bằng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2 cho nhà trường.

Trường tiểu học Triệu Đông nằm ở phía Đông - Bắc huyện Triệu Phong, nơi đây từ xưa đến nay nhiều thế hệ học sinh có truyền thống hiếu học và học giỏi. Nhiều thế hệ học sinh của nhà trường học hành đổ đạt đã trở thành các nhà lãnh đạo, nhà khoa học lỗi lạc trong và ngoài nước. Trải qua 38 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và các thế hệ học sinh đã góp phần đưa tên tuổi của trường tiều học Triệu Đông xứng đáng với vị thế của một ngôi trường trọng điểm chất lượng cao của ngành giáo dục huyện nhà.
Năm học 2011 – 2012 này, toàn trường có trên 440 học sinh, phân thành 19 lớp với 2 điểm trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đã được đầu tư khá đầy đủ đảm bảo cho hoạt đông giáo dục có hiệu quả.
Với việc thực hiện tốt chủ đề năm học là “tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, trong phong thi đua dạy tốt, học tốt. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã không ngừng tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp có tính đột phá nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Nhiều năm qua trường tiểu học Triệu Đông luôn là đơn vị dẫn đầu toàn huyện với các phong trào, sáng kiến nhằm nâng cao chất lương dạy và học cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Toàn trường có 15 máy vi tính, tất cả được nối mạng Internet để giáo viên và học sinh chủ động tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Trường cũng đã xây dựng trang Thông tin điện tử thường xuyên cập nhật nhiều thông tin mới để quảng bá hình ảnh nhà trường với bạn bè khắp đó đây và có hệ thông máy chiếu Projector phục vụ tốt cho việc dạy và học. Chỉ riêng học kỳ I vừa qua, đã có hàng chục tiết soạn và giảng bài bằng thiết bị điện tử, nhờ vậy mà các em học sinh tiếp cận thông tin nhanh hơn trong cùng một tiết học. Em Lê Thị Hà, học sinh lớp 5A vui mừng tâm sự với chúng tôi:
 “Em rất vinh dự là con em quê hương Triệu Đông anh hùng lại được học tập dưới mái trường có truyền thống dạy và học, thầy cô luôn nhiệt tình truyền thụ kiến thức, chúng em luôn có đầy đủ phương tiện học tập tốt và được học nhiều điều mới mẽ, được thầy cô nhiệt tình giảng dạy… Chúng em luôn nguyện phấn đấu học thật giỏi để khỏi phụ lòng yêu thương của thầy cô”
Ngoài việc chú trọng đầu từ cơ sở vật chất, nhà trường luôn có một tập thể cán bộ giáo viên có năng lực, tâm huyết và xem đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Các thầy cô giáo đã đoàn kết, tận tâm, tận lực dạy dỗ học sinh với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm. Cô giáo trẻ Phan Thuý Anh- giáo viên, kiêm Tổng phụ trách đội của nhà trường tâm sự: “Được tham gia giảng dạy dưới mái trường có bề dày truyền thống dạy tốt học tốt chúng tôi luôn tự hào. Không chỉ bản thân tôi mà tập thể sư phạm nhà trường luôn nổ lực hết mình để học tập nâng cao kiến thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương pháp dạy tốt nhất để truyền thụ kiến thức cho học sinh, tạo sự gần gủi, thân thiện với các em để các em có một môi trường học tập tốt nhất…”
Phương châm giáo dục của trường là “dạy chữ, dạy người”. Chính vì thế mà bên cạnh các hoạt động dạy và học, trường còn chú trọng các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức cho các em tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Thông qua các hoạt động, làm cho các em gắn bó, yêu thương lẫn nhau, có tinh thần đồng đội và biết yêu thương chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng sự cố gắng vươn lên của cả thầy và trò trường tiểu học Triệu Đông, liên tục trong nhiều năm qua, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực hiệu quả vào những thành tích chung của ngành giáo dục toàn huyện. Đáng chú ý là chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường trong những năm qua luôn đạt cao. Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến nay, toàn trường đã có gần 110 em đạt các giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Đặc biệt, trong năm học 2009 - 2010 trường tiều học Triệu Đông có em Hoàng Xuân Sơn đạt huy chương đồng cấp quốc gia về giải toán qua mạng.
Với những thành tích đạt được, năm học 2008 - 2009 trường tiểu học Triệu Đông vinh dự được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; Tập thể sư phạm nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Đây là phần thưởng cao quý, xứng đáng cho những nổ lực không ngừng của tập thể thầy và trò nhà trường. Nói về những đóng góp của Trường tiểu học vào sự nghiệp giáo dục của xã nhà, ông Lê Cảnh Tường – Chủ tịch UBND xã Triệu Đông hổ hởi tâm sự: “Triệu Đông chúng tôi là một địa phương còn nghèo, nhưng con em luôn có truyền thống hiếu học và học giỏi. Hàng năm số lượng con em chúng tôi thi đổ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đạt tỷ lệ khá cao. Đạt được kết quả đó  có một phần đóng góp to lớn từ bậc học tiểu học, ở đây các em phải có một kiến thức cơ bản vững chắc để làm tiền đề căn bản học lên những bậc cao hơn. Có được thành quả đó là nhờ trường tiểu học Triệu Đông đã xây dựng được một đội ngũ sư phạm có kiến thức vững vàng và luôn yêu nghề, mến trẻ, để đóng góp một phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục xã nhà…”   

Một tiết mục văn nghệ của học sinh tại lễ khai giảng năm học mới
Đến với trường tiểu học Triệu Đông hôm nay, từng thế hệ học sinh cùng nối tiếp nhau gặt hái và đem lại những thắng lợi này đến thắng lợi khác, như minh chứng cho quá trình phấn đấu không ngừng của cả thầy và trò. Bởi ở đó, luôn có một tập thể sư phạm say nghề, sống cống hiến với sự nghiệp trồng người; ở đó có những thế hệ học sinh luôn chăm ngoan học giỏi, tràn đầy ước mơ. Thầy Nguyễn Diệp - Hiệu trưởng trường tiểu học Triệu Đông cho biết: “Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện và ngành giáo dục, hiện nay trường chúng tôi có 2 khu vực cao tầng khá khang trang. Trãi qua 38 năm xây dựng và phát triển trường chúng tôi đã gặt hái được những thành tích nhất định, truyền thống tốt đẹp đó là sự kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân. Đặc biệt là sự cống hiến của bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn mới trường chúng tôi xác định tiếp tục huy động, duy trì 100% số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường; tập trung xây dựng các hệ thống giãi pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Bộ giáo dục giai đoạn 2010 – 2020; tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, vững mạnh về mọi mặt, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm lo sự nghiệp giáo dục nhà trường ngày càng phát triển; tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng trường tiểu học Triệu Đông thành một trường kiểu mẫu.”
Dẫu còn bao khó khăn bộn bề, nhưng qua 38 năm gieo mầm nơi vùng đất khó, với bao tháng ngày vun trồng, trường Tiểu học Triệu Đông hôm nay đã và đang vững vàng hơn trong sự nghiệp trồng người. Phấn khởi và tự tin trước những kết quả đạt được,thầy và trò cùng quyết tâm nổ lực để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường tiểu học Triệu Đông ngày càng đi lên,đó cũng là điều mà mỗi một thầy cô giáo và học sinh nơi đây đang từng ngày ghi nhớ để phấn đấu.
Chia tay các thầy cô giáo và các em học sinh trường tiểu học Triệu Đông  trong niềm hân hoan với những kết quả dạy và học đáng tự hào, chúng tôi hy vọng trường tiểu học Triệu Đông mãi là điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. 
                                                                                    
                                                                                           Thanh Ba

29 thg 5, 2011

vien xu: Sai gon mua nay vang nhung con mua_nong qua!

Biết khôn ba năm chỉ dại một giờ
Thà rằng dại trước khỏi chờ ba năm.......................

28 thg 5, 2011

Tổng Kết Năm Học 2010-2011

Hoa Phượng nở đỏ sân trường THCS Nguyễn Tất Thành - TX Quảng Trị





Nổi buồn hoa Phượng
LK Lưu bút ngày xanh

25 thg 5, 2011

XƯA VÀ NAY

Ngày xưa đi học mình có những bạn trong lớp mình thích nhưng cũng có những bạn mình không thích(ko thích chứ ko phải ghét đâu).Nhưng bây giờ gặp lại bạn học cũ ai mình cũng thấy quý.Hình như bây giờ lớn lên mình mới hiểu.Chúc các bạn dù đang làm gì,ở đâu cũng luôn mạnh khỏe và thành đạt.

19 thg 5, 2011

Cho sử dụng máy tính nối mạng khi thi tốt nghiệp

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa cho biết, mỗi điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể sử dụng một máy tính để bàn có nối mạng internet tại hội đồng coi thi để báo cáo nhanh tình hình coi thi.

Đây là lần đầu tiên máy tính nối mạng được phép sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo đó, để đảm bảo tính bảo mật, Bộ quy định máy tính được để trong phòng đặt điện thoại cố định của hội đồng coi thi, được giám sát chặt chẽ, niêm phong các cổng kết nối thông tin. Máy tính chỉ được mở niêm phong cổng kết nối internet và chỉ được sử dụng để báo cáo nhanh tình hình coi thi về bộ phận trực thi của sở giáo dục và đào tạo.

Trong quá trình sử dụng internet phải có sự giám sát trực tiếp của công an và thanh tra làm nhiệm vụ tại hội đồng. Chủ tịch hội đồng coi thi chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng máy tính có nối mạng này.

Theo ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Khảo thí, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm, việc báo cáo tình hình thi từ các hội đồng về bộ phận tuyển sinh của các sở giáo dục được thực hiện bằng điện thoại nên chậm, dẫn đến khó khăn trong việc kịp thời xử lý dữ liệu. Do đó, năm nay, Bộ quyết định cho phép các hội đồng sử dụng máy tính nối mạng để việc báo cáo được nhanh và thuận lợi hơn.

“Việc này cũng giống như dùng điện thoại, sẽ có sự giám sát chặt chẽ của công an, thanh tra nên sẽ không xảy ra tiêu cực,” ông Kha nói.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4/6. Học sinh hệ trung học phổ thông sẽ thi 6 môn, gồm toán, văn, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, địa lý, trong đó, các môn vật lý, sinh học, ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.

Đối với thí sinh hệ giáo dục thường xuyên, 6 môn thi bao gồm toán, văn, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, trong đó môn vật lý và sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm./.

Phạm Mai (Vietnam+)

1 thg 4, 2011

Kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Huế chay

Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn luôn trung thành với giọng Huế, và chính ca sĩ Khánh Ly xác nhận, trong thời gian chàng thanh niên họ Trịnh ở Đà Lạt: "Dân Đà Lạt, đa số nói tiếng Huế hơi lai, nhưng Sơn là "Huế chay".
Từ ngày đất nước thống nhất, tôi đã đi nhiều miền của đất nước, được thưởng ngoạn nhiều thắng cảnh, sinh hoạt phong phú, được thưởng thức nhiều món ăn... lại còn thích thú nghe được giọng nói của các vùng, các địa phương. Đây cũng là một khám phá nếu mình đi tàu Thống Nhất, dịp con tàu mới nối chiều dài Bắc Nam, những giọng nói khác nhau trên mỗi chặng hành trình, từ khách đi tàu, từ những người buôn bán, từ những tiếng rao hàng.
Giọng nói gắn với con người và được sử dụng tự nhiên như là hơi thở, bình thường ít mấy ai quan tâm, nhưng khi đi xa lâu ngày thì nó trở thành nỗi nhớ nhung chi lạ. Thời còn trẻ, tôi đã xa Huế. Một lần bất chợt nghe radio: "Đây là đài phát thanh Huế..." từ giọng nói của cô xướng ngôn viên giọng Huế, tôi ngẩn ngơ nhớ xứ Huế quê mình, mà thật lạ, bình thường ở Huế thì tôi không để ý, nhưng lần đó nghe giọng nói răng mà trong trẻo, dễ thương, nhẹ nhàng như vậy.
Đi xa, càng xa Huế mà bắt gặp giọng Huế thì như gặp được bạn cố tri. Đến Phú Quốc theo một tour du lịch, trong tâm trạng háo hức thưởng ngoạn hòn đảo tận phía Nam đất nước, được trò chuyện với người địa phương nói giọng miền Nam truyền thống của những người khai phá, chợt lắng lòng bâng khuâng khi anh hướng dẫn viên du lịch, vốn hoạt náo với khách, đến tâm tình với mình về gốc gác Huế bằng giọng Huế như mình.
Hay một lần đến chợ Đà Lạt, đang sử dụng tập tểnh một thứ giọng miền Nam trao đổi với người bán thì được "đáp lễ" bằng một giọng Huế chính hiệu, tôi cảm thấy vừa "quê" vừa vui, nhưng đúng là vui cùng quê vì tôi và người bán hàng cùng tâm đắc quê Huế.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn trung thành với giọng Huế. Ảnh: sctv.com.vn
Giọng Huế gắn liền với một kho tàng ngôn từ dân gian Huế được truyền khẩu qua bao thế hệ, như hình với bóng. Giọng Huế là đặc trưng của văn hóa Huế, con người Huế. Đó là nền tảng của loại hình nghệ thuật: hò Huế, ca Huế, ngâm thơ Huế, hát bội Huế. Người nghe biết cảm nhận: Cái gì ra cái đó, không thể giọng nào khác mà ca Nam Ai, Nam Bình, cũng như không thể giọng Bắc mà ca ngọt cải lương...
Ngay trong ca khúc hiện đại, giọng Huế vẫn có nét riêng: nữ ca sĩ Hà Thanh sáng giá một thời nhờ giọng Huế trong trẻo, truyền cảm; nữ ca sĩ Vân Khánh vẫn thu được cảm tình của đông đảo quần chúng khắp mọi miền nhờ giọng Huế ngọt ngào, dễ thương. Về nhạc điệu trong giọng Huế thì tôi không để ý, nhưng nữ ca sĩ Khánh Ly - gốc Bắc - nhận xét: "Con gái Huế nói như hát ..."[1]. Đúng là giọng Huế có gì đặc sắc nên nghi thức tán tụng kinh Phật theo giọng Huế có sức cuốn hút người dự trở về tâm thanh tịnh, xa rời phiền não.
Giọng Huế theo người con gái đi về nhà chồng nơi xa, như là của hồi môn văn hóa phi vật thể. Cũng như thế, những người con Huế, đi định cư ở những phương trời xa lạ hàng mấy chục năm, khi trở về sau ngày đất nước thống nhất, sau khi tay bắt mặt mừng, được bà con khen: "Giỏi hí! Răng mi xa Huế lâu mà vẫn nói giọng Huế ngon lành rứa?".
Giọng Huế là một đặc sản của ngành du lịch Huế. Du khách đến Huế rất thích thú nếu tiếp xúc với nhiều người nói giọng Huế, từ hướng dẫn viên du lịch niềm nở  đến cô tiếp tân khách sạn ân cần, cô nghệ nhân ca Huế ngọt ngào đến các chị bán hàng khéo chào mời ở chợ Đông Ba... Cái đọng lại sau chuyến đi thăm Huế thế nào cũng có dư âm giọng Huế.
Việc giữ giọng nói địa phương là một việc tự nhiên, phần lớn từ cha sinh mẹ đẻ, hoặc từ vùng đất mà mình sinh ra, trưởng thành và học tập, làm ăn sinh sống. Việc chuyển đổi giọng nói hoặc luân chuyển sử dụng giọng nói do nhu cầu giao thiệp, sinh sống là một việc bình thường. Nhiều ca sĩ người Huế nổi tiếng toàn quốc, chỉ sử dụng giọng Huế của mình khi về quê hương, còn thì trên sân khấu ca nhạc giao lưu với khán giả mọi miền vẫn ngon lành giọng Bắc.
Nhưng nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn lại khác: luôn luôn trung thành với giọng Huế, và chính ca sĩ Khánh Ly xác nhận, trong thời gian chàng thanh niên họ Trịnh ở Đà Lạt: "Dân Đà Lạt, đa số nói tiếng Huế hơi lai, nhưng Sơn là "Huế chay""[2].
"Chay" là gì? Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học năm 2006 ghi những nghĩa như mọi người hiểu của "chay", "ăn chay", "cơm chay", "bánh chưng chay", "lập đàn làm chay", "chay tịnh", và thêm nghĩa: "Không có cái bổ trợ để làm cho tốt hơn", dẫn chứng "thửa ruộng cấy chay" (không bón phân) - những từ này miền Nam không phổ biến -, "dạy chay" (không có đồ dùng giảng dạy, thí nghiệm minh họa) - hai từ này quen thuộc quá đối với thầy cô giáo, phổ biến toàn quốc từ năm 1975 -; ngoài ra, không có từ "chay" theo ý nghĩa của tiếng hoặc giọng nói.
Thế nào là "Huế chay"? Đó là giọng nói Huế thuần túy, không pha giọng khác, của người sinh ra, lớn lên và sống tại Huế. Xin trích một đoạn văn tôi đọc tình cờ trên mạng của một chàng già đời, lãng tử để gọi là cho vui: "Tui là dân Huế chay, tức là Huế 100%, Huế từ trong ra ngoài, Huế đến nổi ra Bắc vào Nam, lên vùng cao nguyên tắm đủ sông hồ ao lạch mà cũng không gột rửa chất Huế trong người".
Nhưng vì sao chỉ nghe nói đến Huế chay mà không nghe Hà Nội chay, Sài Gòn chay, Bình Định chay? Người Bắc xác nhận có giọng Hà Nội thuần túy, nhưng không ai gọi Hà Nội chay mà chỉ gọi Hà Nội gốc. Phải chăng từ "chay" trong Huế chay là từ đặc biệt của Huế, phổ biến cách đây không lâu (nhưng chắc chắn là trước thời kỳ mà người ta dùng những từ như: chay, mặn, của chùa theo ý khác, có tính cười cợt, châm biếm?). Từ "chay" này có liên hệ gì với chuyện chay, mặn trong ăn uống? Chắc không ai nghĩ thế, nhưng có thể nào "chay" trong giọng nói và "chay" trong ăn chay có một liên kết? Phải chăng cả hai cùng thể hiện mặt sinh hoạt trong con người Huế bình thường?
Trước đây, hầu như mọi người Huế là có tôn giáo, phần đông là Phật tử, vì thế chuyện ăn chay là phổ biến, có người thì trường trai, người thì thập trai, tứ trai,... phổ biến là nhị trai (ngày rằm, mồng một). Trong hai ngày nhị trai đó, Huế khác hẳn ngày thường: nhà nhà lau chùi bàn thờ, chuẩn bị hương hoa cúng Phật, cúng ông bà; đa số cửa hàng ăn thì chuyển sang bán đồ chay hoặc tạm nghỉ, các chùa và niệm phật đường thì trang nghiêm chuông mõ, kinh kệ,... Trầm hương đốt thơm ngát mười phương. Nhưng đó là Huế của một thời bất an vì chiến tranh.
Ngày nay, Huế an bình trong một đất nước an bình, đời sống vật chất và tinh thần có những bước phát triển, khởi sắc, dân cư đông đúc hơn. Tuy thế, vì thành phần dân cư có nhiều thay đổi, có nhiều gốc gác nên có nhiều lựa chọn trong đời sống tinh thần, tâm linh, và vì thế, dầu người theo Phật vẫn đông nhưng sự thể hiện trong xã hội của Phật Giáo không còn đậm nét như trước.
Dẫu hoàn cảnh nào đi nữa thì việc ăn chay truyền thống nói lên một lối ẩm thực lành mạnh và một nét văn hóa đẹp đẽ của đất cố đô, một cách ăn để sống văn minh nhất trong thời đại ngày nay, khi nhân loại thấy nguy cơ sống thô bạo với thiên nhiên, sử dụng kỹ thuật đưa đến ô nhiểm môi trường, gây ra bao nhiêu biến chứng: dịch lở mồm long móng, H5N1, bò điên, kích thích tăng trọng, kích thích cây trồng, nhiểm kháng rầy, dư thừa phân đạm trong rau xanh,...
Ngày nay, ăn chay không có nghĩa là ép xác, cực khổ (ăn chay nằm đất!), trái lại, ăn chay vẫn bổ dưỡng, ngon lành mà không cần cầu kỳ; hơn nữa, người nấu có đạo tâm nên đảm bảo tinh khiết - một yêu cầu cao nhất đối với người dùng chay. Những anh chàng dân dã: mít, vả, bắp chuối, măng,... cùng với các cô nàng hạt sen, nấm, mè, đậu, cà,... được vinh danh từ các bữa cơm chay gia đình, các bữa ngọ trai nhà chùa, cho đến các bữa tiệc chay tiếp tân sang trọng.
Thời gian sau này, thức ăn chay (và ăn kiêng) được bổ sung bằng thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt từ Đài Loan, làm thỏa mãn yêu cầu vừa sang trọng vừa tiện dụng, tuy nhiên, theo thiển ý, ăn chay theo lối Huế truyền thống vẫn giàu vị thanh, chất tươi, và "đạt đạo" hơn. Tác giả và đạo diễn tiệc chay truyền thống Huế là ai?
Tôi không chuyên nghiên cứu về vấn đề này, tôi chỉ nhớ (rất thiếu sót) một số vị nữ lưu tài hoa, Huế chay: trước đây là nhà giáo Hoàng Thị Kim Cúc, dạy nữ công gia chánh trường Đồng Khánh, huynh trưởng Gia Đình Phật Tử uy tín; ngày nay là nhà giáo Mai Thị Trà, doanh nhân Hoàng Anh - Phú Xuân...; tất cả đều có công trình biên soạn có giá trị về các món chay.
Cái gì bèo bọt rồi sẽ qua đi, cái gì tinh túy thì ở lại. Huế chay vẫn còn đó, để đi đến đích cao hơn về thân, khẩu, ý: thân thể nhẹ nhàng, lời nói tốt đẹp, trí tuệ minh mẫn.

[1] Khánh Ly, Nổi buồn nhớ quê hương, bút ký
[2] Nổi buồn nhớ quê hương, bút ký

8 thg 2, 2011

Đọng lại sau buổi họp lần thứ 2 (05-2-2011 tức 03-01-Tân Mão)






Sông Xanh Cafe' 
Họp mặt lần này rất vui mừng có 2 cô dâu ra mắt 
(vợ của Lê Ngọc Bình và vợ của Lê Cảnh Thu tức "Lê Quang Huy")
Buồn là 6 cô con gái 9A không có cô nào xuất hiện cả ???!!!!

Tổng cộng đã có gần 20 bạn có quà mừng tuổi Thầy Hoàng Văn Kết, dạy Toán cả khối, chủ nhiệm lớp 9A.
Tính đến hôm nay cơn tai biến đã qua hơn 1 năm rồi mà Thầy giáo kính yêu của chúng ta vẫn mới có được những buóc đi chập chững như nhũng em bé tập đi, tay phải thì chua có cảm giác đau khi tôi yêu cầu bắt tay phải với Thầy để duổi thẳng các ngón tay của Thầy.
Nếu bạn nào có nguyện vọng mừng tuổi Thầy mà chưa có điều kiện về được xin hãy liên lạc với:
Thường trực ban liên lạc: Hoàng Chiến Công
ĐT: 0948161182-0974624575
Email: 9ab1992@gmail.com